Sắt là gì? Những vai trò quan trọng của sắt đối với cơ thể
Sắt là gì? Sắt là một khoáng chất quan trọng đối với các chức năng của cơ thể, nó tham gia vào quá trình tổng hợp hemoglobin và myoglobin. Cùng ketquabong.net tìm hiểu về loại khoáng chất này qua bài viết dưới đây.
Sắt là gì?
Sắt là khoáng chất tham gia vào quá trình hình thành hồng cầu, đồng thời còn giúp tăng khả năng tập trung của trí não. Sắt còn là một thành phần của huyết sắc tố, myoglobin, các xitocrom và nhiều enzyme như peroxidase hay catalase.
Những vai trò quan trọng của sắt đối với cơ thể
Sắt được dự trữ nhiều trong các tế bào gan và các đại thực bào của con người. Nguồn dự trữ sắt trong gan sẽ được mang ra sử dụng khi cơ thể cần một lượng lớn sắt như trong giai đoạn phát triển của trẻ và trong quá trình mang thai của phụ nữ.
Đối với người lớn
Theo Sở Y Tế, sắt là loại khoáng chất chủ yếu tham gia vào quá trình tạo ra hồng cầu. Ngoài ra sắt còn có lợi trong quá trình giải phóng năng lượng của cơ thể. Khi cơ thể đầy đủ Sắt thì những hoạt động hàng ngày sẽ được diễn ra một cách hiệu quả. Không những thế, sắt còn giúp tăng khả năng tập trung của trí não.
Đối với trẻ em
Thiếu sắt, sẽ dẫn đến bệnh suy tim ở trẻ nhỏ, khiến trí não của trẻ kém phát triển. Trẻ thường có biểu hiện ngủ gật, học tập kém, thiếu tập trung khi thiếu sắt. Ngoài ra những đứa trẻ này còn có làn da xanh xao và tái nhợt. Bên cạnh đó, thiếu sắt sẽ làm trẻ biếng ăn, chậm lớn.
Đối với phụ nữ có thai
Sắt là loại khoáng chất vô cùng quan trọng đối với phụ nữ đang mang thai. Khi mang thai, người mẹ cần phải bổ sung và dự trữ lượng sắt cần thiết. Lượng sắt đó sẽ có tác dụng trong quá trình dưỡng thai và mất máu khi sinh nở. Thiếu sắt trong thai kỳ, sẽ dẫn đến việc sẩy thai hoặc trẻ sinh ra sẽ nhẹ cân và rất dễ bị bệnh.
>>>> Bún gạo lứt bao nhiêu calo? Ăn bún gạo lứt có béo không?
Tác hại của việc thừa sắt
Khi cơ thể có lượng sắt vượt quá mức thì ruột của cơ thể bị mất khả năng điều hòa hàm lượng sắt không cần thiết. Đồng thời lượng sắt cũng bị tích tụ ở gan gây ra nhiễm sắt, cuối cùng là tổn thương đến những cơ quan khác. Khi thừa sắt bạn sẽ gặp phải 2 loại bệnh sau:
Thừa sắt do di truyền: Do người bệnh có từ lúc mới sinh ra thì ruột mất khả năng điều hòa sắt và lượng sắt thừa sẽ tích tụ ở gan, tim. Cần làm xét nghiệm đo lượng ferritin trong huyết thanh và trong mẫu bệnh phẩm sinh thiết gan để có thể phát hiện sớm loại bệnh này.
Thừa sắt mắc phải: Là loại bệnh đi kèm với những bệnh lý khác như bệnh thiếu hồng cầu, bệnh gan, bệnh liên quan đến sự hấp thụ sắt.
Dấu hiệu của việc thiếu sắt
Da nhợt nhạt, thiếu sức sống: Đây là biểu hiện dễ dàng nhận thấy nhất ở những người bị thiếu sắt. Khi thiếu sắt cơ thể bị thiếu máu, lượng hemoglobin không đủ sẽ làm cho da nhợt nhạt, xanh xao.
Đau tức ngực, khó thở: Khi cơ thể thiếu sắt sẽ khiến huyết sắc tố thấp hơn, làm giảm nồng độ oxy tại các tế bào. Lúc này, phổi cũng phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Đó cũng là lý do khiến người thiếu hụt sắt có thể bị đau tức ngực, khó thở.
Đau đầu, chóng mặt: Sắt tham gia vào quá trình giúp vận chuyển oxy lên não khi bị thiếu hụt sắt sẽ khiến quá trình này bị gián đoạn. Não sẽ không được cung cấp đủ oxy và làm giãn các mạch máu, gây ra tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt và không thể tập trung làm việc được.
Cơ thể mệt mỏi: Khi thiếu sắt cơ thể sẽ không tạo ra đủ hemoglobin cho hồng cầu dẫn tới việc vận chuyển oxy từ phổi tới các tế bào trong cơ thể không được đảm bảo. Theo nhan dinh bong da lúc này tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn để cung cấp oxy cho cơ thể dẫn tới tình trạng quá sức, gây mệt mỏi bất thường.
Lưỡi, miệng nhợt nhạt và kèm theo sưng, đau nhức: Cơ thể thiếu oxy do thiếu hụt sắt sẽ làm suy giảm myoglobin gây sưng và đau lưỡi.
Móng tay dễ bị đứt gãy: Tình trạng này rất hiếm gặp và được gọi là koilonychia, nó khiến cho móng tay dễ bị đứt gãy và cúng khiến móng tay bị khô hơn bình thường.
Tóc và da khô: Tình trạng da, tóc bị khô, thậm chí là gãy rụng cũng là một dấu hiệu nhận biết của việc thiếu sắt.
Tim đập nhanh: Dấu hiệu này không được xuất hiện phổ biến nhưng nó cũng là một dấu hiệu cần chú ý. Việc thiếu hụt sắt khiến lượng oxy không cung cấp đủ khiến tim phải hoạt động liên tục để bù đắp lượng oxy thiếu hụt. Nếu để tình trạng này kéo dài thì có thể gây ra suy tim.
Những thực phẩm giàu sắt
– Động vật có vỏ: nghêu, sò,ốc, trai, ngao, hến….
– Rau cải bó xôi, bông cải xanh, măng tây.…
– Gan động vật và một số phần nội tạng bao: gan, tim, thận và não.
– Các loại hạt họ nhà đậu: đậu nành, đậu Hà Lan, đậu lăng.…
– Các loại thịt có màu đỏ: thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt dê.…
– Các loại hạt: bí ngô, hạnh nhân, diêm mạch, hạt điều….
– Những thực phẩm khác như gà tây, đậu phụ, cá ngừ, socola đen….
Bài viết trên chúng tôi đã giải đáp hết những thắc mắc của bạn đọc về sắt là gì? Hy vọng những thông tin sức khỏe mà chúng tôi cập nhật ở trên sẽ giúp ích cho bạn.
Nếu là một người yêu thích bóng đá thì chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ lỡ bất cứ trận đấu nào. Vậy hãy theo dõi website của chúng tôi để cập nhật lịch thi đấu bóng đá của tất cả các giải đấu thường xuyên nhé!
"Những thông tin trên chỉ mang tính chất giải trí tham khảo không cổ xúy cho các hành vi đánh bạc, cảm ơn bạn đã theo dõi hết bài viết. "